"Mắt biển" - Tập truyện ngắn về đề tài biển, đảo - Hànộimới

Sáng 28/8/2014, tại trụ sở báo Văn nghệ (số 17 Trần Quốc Toản, Hà Nội), buổi ra mắt giới thiệu tập truyện ngắn “Mắt biển” được tổ chức với sự tham gia của các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình, các tác giả có tác phẩm trong tập sách, đại diện NXB Phụ nữ và phóng viên các cơ quan báo chí tại Hà Nội.

Báo Văn nghệ vừa ra mắt tập truyện ngắn "Mắt biển" (NXB Phụ nữ ấn hành). Cuốn sách tập hợp 17 truyện ngắn được lựa chọn từ nhiều tác phẩm đã in trên Báo Văn nghệ trong thời gian gần đây.

&Ldquo;Mắt biển” - cuốn sách gần 300 trang tập hợp 17 truyện ngắn của 14 tác giả đã từng in trên kế toán dịch vụ tuần báo Văn nghệ mà trong đó cảm hứng về biển đảo là xuất phát điểm. Ý tưởng xuất bản cuốn sách về chủ đề biển đảo của ban biên tập báo Văn nghệ trước tình hình thực tế đang nóng lên từ phía biển Đông đã được NXB Phụ nữ đón nhận và tiến hành phối hợp hiệu quả trong khoảng thời gian rất ngắn. &Ldquo;Mắt biển” ra đời là sự tiếp nối truyền thống làm sách của báo Văn nghệ từ việc khai thác nguồn “tài nguyên” tác phẩm đã được tuyển chọn in trên tuần báo. Nhiều cuốn sách gây được sự chú ý và đón nhận từ phía bạn đọc yêu văn chương.

Các tác phẩm thể hiện hình ảnh người lính hải quân kiên trung, dũng cảm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; tình yêu thương giữa đất Mẹ với những con người đang ngày đêm làm nhiệm vụ cao cả ngoài biển, đảo xa xôi; những câu chuyện về sức mạnh tinh thần được tạo nên từ tình yêu quê hương và cội nguồn văn hóa…

Đặc biệt, cuốn sách có ba truyện trực tiếp liên hệ đến sự kiện hải chiến Hoàng Dịch vụ kê khai thuế Sa 19-1-1974 và hải chiến Gạc Ma 14-3-1988 là Những bức thư từ biển của Võ Thị Xuân Hà, Vọng biển của Nguyễn Mỹ Nữ, Vọng phu không hóa đá của Nguyễn Trọng Văn.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, người đã từng gắn bó với báo Văn nghệ 15 năm ngay từ những ngày đầu khởi sự làm ấn phẩm Văn nghệ Trẻ, có những đánh giá sau khi nhận được tập “Mắt biển”: Cuốn sách có hai điều rất quan trọng nằm sâu bên trong nội dung, đó là thái độ của người viết, người đọc Việt Nam về vấn đề biển đảo và tình yêu, trách nhiệm về chủ quyền Tổ quốc đã được ngôn ngữ hóa, nghệ thuật hóa bằng tác phẩm văn học. Sứ mệnh của văn học chính là phải thiết lập được một “Nhà nước của ngôn ngữ” thì mới có thể đi sâu và để lại dấu ấn trong trái tim bạn đọc. Mọi vấn đề thời sự sẽ trôi qua nhưng văn học sẽ ghi lại được những khoảnh khắc của lịch sử đất nước và tâm dịch vụ báo cáo thuế hồn dân tộc. Và ở đây, sứ mệnh của nhà văn trở nên vô cùng quan trọng, vì nếu không có các nhà văn thì chúng ta sẽ không biết gió thổi qua thế giới như thế nào. Với những ý nghĩa đó, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều tin tưởng cuốn sách sẽ có sức lan tỏa mạnh mẽ.

 

Vài thông tin xung quanh cuốn sách: truyện ngắn “Mộ gió” của tác giả Lê Mạnh Thường (Cảnh sát biển) đã được chuyển thể thành phim truyện cùng tên; tác giả Nhụy Nguyên (tạp chí Sông Hương) có số lượng tác phẩm được chọn nhiều nhất: 3 truyện ngắn “Dấu son trên đảo”, “Phía sau người lính biển”, “Phật ở ngoài khơi xa”; tác giả trẻ nhất – Lâm Quỳnh (báo Vĩnh Phúc), quê ở vùng biển Quảng Nam; tác phẩm được hoàn thành nhanh nhất trong điều kiện sóng gió giữa Trường Sa là “Những bức thư gửi từ biển” của nhà văn Võ Thị Xuân Hà…